Ảnh chân dung là gì


Ảnh chân dung

Ảnh chân dung là gì. Trong thế giới nghệ thuật nhiếp ảnh, ảnh chân dung đóng vai trò vô cùng Nó không chỉ là sự ghi lại hình ảnh đơn thuần, mà còn là một cách thức độc đáo để bắt trọn và lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt, những nét cá tính và cảm xúc của con người. Chân dung là một thể loại nhiếp ảnh có khả năng thể hiện tính cách, tâm trạng và sự đa dạng của nhân loại qua những bức ảnh sinh động và ấn tượng.

Xem thêm: Chụp ảnh chân dung đen trắng

Khái niệm Ảnh Chân Dung

Ảnh chân dung là gì?

Ảnh chân dung là dạng nhiếp ảnh được sử dụng với mục đích là ghi lại chân dung của một người bất kỳ, thể loại ảnh chủ yếu tập trung chụp những thần thái, cảm xúc, biểu cảm trên gương mặt của mẫu ảnh. Một bức ảnh chân dung thành công sẽ vừa lột tả được vẻ bề ngoài của bộ mặt, vừa biểu hiện được thế giới nội tâm của người được chụp.

Ảnh chân dung được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Ảnh chân dung không phải là kiểu chụp khó, tuy nhiên để tạo ra bức ảnh chân dung đủ thu hút đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải có kiến thức lẫn kỹ năng chụp ảnh.

Ảnh chân dung Theo các nghệ sĩ nhiếp ảnh

Theo các nghệ sĩ nhiếp ảnh thì ảnh chân dung được ghép bởi hai chữ “chân” tức là chân thực, “dung” là dung nhan. Căn cứ vào từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, danh từ “chân dung” được định nghĩa, là “tác phẩm (hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh) thể hiện đúng diện mạo, thần sắc, hình dáng một người nào đó”.

Như vậy, một bức ảnh chân dung là bức ảnh thể hiện đúng diện mạo, thần sắc và hình dáng của một người bất kì nào đó. Nói cách khác, bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh, người nghệ sỹ phải “vẽ bằng ánh sáng” trên những cỡ hình như: viễn cảnh, toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh hay đặc tả, tùy vào mục đích và sự lựa chọn của người cầm máy. Người chụp có quyền lựa chọn nửa người hay chụp cả người, nếu hình chụp đã thể hiện đúng diện mạo, thần sắc và hình dáng của người đó. Tuy nhiên, nếu chụp nửa người hoặc cả người mà vẫn chưa đủ để khắc họa chân dung người đó thì người chụp thậm chí còn phải lấy cả bối cảnh xung quanh để làm nổi bật chân dung của họ.

Ảnh chân dung thường dùng để làm gì?

Ảnh chân dung có tầm quan trọng lớn trong nhiều tình huống  hàng ngày. Khi đi xin việc, một bức ảnh chân dung xác nhận hồ sơ của bạn tất nhiên không nên thiếu trong CV. Thẻ căn cước sẽ không hoàn chỉnh nếu không có ảnh của bạn. Tuy nhiên, đừng lầm tưởng rằng ảnh chân dung chỉ phù hợp khi chụp cho những loại hồ sơ văn phòng và giấy tờ tùy thân . Bạn có thể có thể chụp ảnh tự sướng ở chế độ chân dung để thể hiện rõ các đường nét trên khuôn mặt của bạn hoặc để đăng lên trên mạng xã hội. Vì vậy, ảnh chân dung không thể thiếu trong cuộc sống và liên quan đến cách chụp ảnh chân dung cò là điều cần thiết đối với một nhiếp ảnh gia dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp.

Xem thêm: Ảnh chân dung xin việc

Kinh nghiệm chụp ảnh chân dung

Một trong những yêu cầu khi chụp ảnh chân dung, là người cầm máy buộc phải hiểu rõ mục đích của tấm ảnh chân dung mà mình chụp. Nếu chụp theo yêu cầu của người mẫu hoặc chụp với mục đích lưu niệm thì bức ảnh cần đẹp hơn chính họ trong đời thường. Còn nếu chụp theo ý đồ của người cầm máy hoặc với mục đích phục vụ nghệ thuật thì bức ảnh chân dung đó không nhất thiết phải tả đúng diện mạo, thần sắc và hình dáng người đó theo nghĩa đen, vì nghệ thuật cho phép người cầm máy cường điệu hoặc sâu sắc hơn mức bình thường.

Có nhiều c ách phân loại ảnh chân dung. Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng bức ảnh cũng như vị trí, tư thế, tầm vóc của con người được thể hiện ra trong ảnh mà người ta xếp loại. Theo đó, ảnh chân dung được phân loại thành: ảnh chân dung tĩnh; ảnh chân dung động; ảnh chân dung đặc tả (trong đó có đặc tả cụ thể và đặc tả trừu tượng), hoặc ảnh chân dung dàn dựng, ảnh chân dung tự nhiên, ảnh chân dung sinh hoạt, ảnh chân dung cá nhân, ảnh chân dung tập thể... Song cách phân chia phổ biến nhất vẫn là phân chia ảnh chân dung theo các đặc điểm như: ảnh chân dung cá nhân, ảnh chân dung tập thể và ảnh chân dung sinh hoạt.

Các Loại Ảnh Chân Dung

Ảnh Chân Dung Cổ Điển

Ảnh chân dung cổ điển thường được liên tưởng với những bức ảnh chân dung nghiêm trang và trang trọng, mang đậm phong cách của thời kỳ đó. Những bức ảnh này thường tập trung vào việc ghi lại hình dáng, nét mặt và biểu cảm của nhân vật một cách chân thực và tỉ mỉ.

Ảnh Chân Dung Hoàng Gia và Quý Tộc

Những bức ảnh chân dung hoàng gia và quý tộc là một trong những dạng phổ biến nhất của ảnh chân dung cổ điển. Chúng thường được sử dụng để ghi lại hình ảnh của các thành viên hoàng gia, quý tộc và những người có địa vị xã hội cao trong xã hội thời bấy giờ.

Ảnh Chân Dung Tự Họa

Ảnh chân dung tự họa là một dạng khác của ảnh chân dung cổ điển, trong đó nghệ sĩ tự chụp ảnh chân dung của chính mình. Đây là một cách để họ thể hiện tính cách, tâm trạng và cảm xúc cá nhân của mình qua ống kính.

Ảnh Chân Dung Hiện Đại

Với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong xu hướng nghệ thuật, ảnh chân dung hiện đại đã trở nên đa dạng hơn và thể hiện nhiều phong cách khác nhau.

Ảnh Chân Dung Nghệ Thuật

Ảnh chân dung nghệ thuật là một dạng ảnh chân dung hiện đại, trong đó các nhiếp ảnh gia sử dụng các kỹ thuật sáng tạo và thể hiện cá tính riêng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và ấn tượng.

Ảnh Chân Dung Thời Trang

Ảnh chân dung thời trang kết hợp giữa ảnh chân dung và thời trang, tạo ra những bức ảnh đẹp mắt và thể hiện phong cách riêng của người mẫu hoặc nhãn hàng.

Ảnh Chân Dung Đường Phố

Ảnh chân dung đường phố là một dạng ảnh chân dung được chụp trong môi trường đô thị, ghi lại những khoảnh khắc tự nhiên và chân thực của cuộc sống hằng ngày.

Các Phong Cách Khác

Ngoài ra, còn có nhiều phong cách ảnh chân dung khác như ảnh chân dung gia đình, ảnh chân dung trẻ em, ảnh chân dung cưới, ảnh chân dung nghệ sĩ, v.v.

Ảnh chân dung dàn dựng

Là thể loại ảnh có sự bố trí, sắp đặt khi chụp. Với ảnh chân dung dàn dựng, người chụp sẽ được chủ động về kỹ thuật và thời gian trong phòng chụp hoặc ngoài trời. Để chụp được một bức chân dung dàn dựng đẹp, ngoài sự thành thạo về kỹ thuật và nhạy bén về thị giác, thì mối tương quan giữa nhà nhiếp ảnh và người được chụp là vô cùng quan trọng, bởi họ sẽ cùng tham gia vào quá trình sáng tạo. Một bức ảnh thành công là bức ảnh đạt được dáng vẻ tự nhiên, không nhìn thấy dấu vết của sự dàn dựng.

Trang Phục và Phụ Kiện Cho Ảnh Chân Dung

Trang phục và phụ kiện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điểm nhấn và thể hiện phong cách cá nhân trong bức ảnh chân dung. Việc lựa chọn trang phục và phụ kiện phù hợp giúp tôn lên đặc điểm nổi bật của đối tượng và tạo ra cảm xúc và cảm nhận riêng.

Lựa Chọn Trang Phục Phù Hợp

Lựa chọn trang phục phù hợp giúp tạo ra sự hài hòa và cân đối cho bức ảnh chân dung. Trang phục không chỉ tôn lên vẻ đẹp của đối tượng mà còn thể hiện phong cách và cá tính riêng.

Lời Khuyên:

Chọn trang phục phản ánh phong cách và cá tính của đối tượng.
Tránh trang phục có hoa văn hay chất liệu quá nổi bật để không làm mất đi sự tập trung vào khuôn mặt.
Đảm bảo trang phục sạch sẽ, ổn định và vừa vặn với khuôn mặt và cơ thể.

Sử Dụng Phụ Kiện Tinh Tế

Phụ kiện tinh tế giúp tạo điểm nhấn và làm nổi bật cho bức ảnh chân dung. Việc sử dụng phụ kiện phù hợp giúp tạo ra sự sang trọng và độc đáo cho bức ảnh.

Lời Khuyên:

Sử dụng phụ kiện như mũ, kính râm, hoa, vòng cổ, v.v., để tạo điểm nhấn cho bức ảnh.
Chọn phụ kiện phù hợp với phong cách và không gian chụp ảnh.

Các tư thế, kiểu cách trong ảnh chân dung

Ngoài các yếu tố kỹ thuật, tư thế và kiểu cách của mẫu là yếu tố quyết định đến chất lượng một bức ảnh chân dung.  Tác phẩm có thành công hay không là do sự hợp lý và khéo léo của cả người chụp lẫn đối tượng chụp trong việc quyết định tư thế và kiểu cách của mẫu chụp.

Các tư thế chụp ảnh chân dung

Tư thế là các vẻ tượng trưng cho thái độ, đức tính của con người phát lộ ra thành điệu bộ, dáng dấp bề ngoài. Tư thế của con người không chỉ hỗ trợ đắc lực cho các vẻ mặt trong việc biểu lộ, nhấn mạnh về thái độ phong cách, tâm trạng, mà còn tạo khả năng diễn xuất được nhiều trạng thái tình cảm cụ thể; biết vận dụng nó càng làm cho cách miêu tả con người thêm tinh tế, dễ giải quyết những trường hợp vẻ mặt đối tượng khó bộc lộ tâm tư, tình cảm.

Thế bán thân: Người ta đặt tên cho thể này là chân dung bán thân vì ống kính chỉ thu hình nửa phần trên của con người vào ảnh. Chân dung bán thân là một thể ảnh đặc tả trung bình, phần nhiều được thể hiện theo kiểu chân phương đứng đắn, tuy cũng nhiều khi sử dụng để đặc tả tình cảm của nét mặt theo phong cách nghệ thuật.

Ngoài việc chủ yếu căn cứ vào các đường nét đặc điểm từ chu vi hình thể đến từng chi tiết ở bộ mặt đối tượng vẻ bộc lộ tình cảm trên nét mặt để xếp kiểu cho thích hợp; phải dựa theo dáng dấp của thân hình, điều kiện ánh sáng cho phép, cả đến lứa tuổi của đối tượng nữa, để chọn lọc, chỉnh đốn tư thế cho cân xứng mới có thể lựa hình ăn khớp với khuôn cỡ ảnh để đạt yêu cầu của thể ảnh này.

Thế 2/3 người: Khi chụp thể ảnh chân dung này, người ta thường lấy từ trên đầu gối một ít trở lên (tức là gần hết toàn bộ chiều dài đùi của nhân vật), nhưng đôi khi tuỳ theo ý thích của đối tượng kết hợp với nhà nhiếp ảnh, còn có thể chụp cắt ngang giữa đùi hoặc cao hơn.

Thế ảnh này chỉ thích hợp với đối tượng có thân hình cân đối, nở nang, tư thế duyên dáng hoặc đĩnh đạc đường bệ, dáng dấp ưa nhìn

Chụp 2/3 người hầu hết lấy thế đứng cho dễ thể hiện nhưng cũng cần lưu ý đến đối tượng chụp ảnh để sắp xếp dáng đứng cho hợp lý. Những trường hợp có bối cảnh thêm người hay phong cảnh, không nên cho đối tượng nhô lên nền trời quá cao vì ảnh sẽ gây cho người xem cảm giác như nhân vật vươn lên khỏi, thoát ly cuộc sống hoặc quá đề cao nhân vật.

 



source https://studiochupanhdep.com/anh-chan-dung-la-gi_880.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa điểm chụp ảnh hoa bằng lăng ở Hà Nội

Chụp ảnh xe hoa mùa thu đường Hoàng Diệu