Hồ Gươm ở đâu

#gepanh

Hồ gươm ở đâu

Hồ gươm ở đâu? Nếu như đã tới thăm Hà Nội thì Hồ Gươm là một địa điểm mà chắc chắn các bạn không thể bỏ lỡ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết nhất về Hồ Gươm cũng như các địa điểm ăn uống vui chơi ở gần hồ.

Hồ Gươm ở đâu?

Hồ Gươm nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội, xung quanh là ba con phố Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng.

Hồ Gươm còn được biết đến với tên hồ Hoàn Kiếm là hồ nước ngọt tự nhiên rộng lớn nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm. Đây là điểm kết nối nhiều khu phố cổ nổi tiếng như: phố Hàng Đào, phố Hàng Ngang, phố Lương Văn Can và cả các khu phố Tràng Thi, Tràng Tiền, Bà Triệu, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng. Nhờ vị trí độc đáo, Hồ Gươm là điểm đến thuận tiện cho hành trình dạo chơi, thưởng cảnh và khám phá các địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng.

Xem thêm: Chụp ảnh ở Hồ Gươm

Đôi nét về Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm (hay còn được gọi là Hồ Gươm) nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12ha, bao quanh bởi 3 con phố là Lê Thái Tổ, Hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng. Từ Hồ Gươm du khách có thể dễ dàng di chuyển tới các con phố cổ của Hà Nội như Hàng Bài, Hàng Ngang, Tràng Tiền, Tràng Thi hay các địa điểm nổi tiếng xung quanh như Nhà Thờ, Nhà Hát Lớn,... Sở hữu vị trí đắc địa như vậy, Hồ Hoàn Kiếm trở thành địa điểm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan trong hành trình khám phá thủ đô Hà Nội. Với vẻ đẹp và lịch sử lâu đời, hồ nước ngọt này còn là cảm hứng sáng tác của biết bao nhiêu tác phẩm thơ ca nghệ thuật.

Lịch sử tên gọi Hồ Gươm

Hồ gươm mùa thu

Xưa kia Hồ Hoàn Kiếm có tên gọi là Hồ Lục Thủy (do nước hồ có màu xanh biếc) hay Hồ Thủy Quân (nhà vua thường cho duyệt thủy quân trên hồ). Vào cuối thế kỷ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai, lấy tên là Hồ Tả Vọng và Hồ Hữu Vọng. Đến thời thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1884, Hồ Hữu Vọng đã bị lấp để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại là Hồ Hoàn Kiếm ngày nay.

Tên gọi Hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn liền với sự tích vua Lý Thái Tổ trả gươm thần cho Rùa Vàng. Truyền thuyết kể lại rằng khi Lê Thái Tổ cầm quân dẹp loạn giặc Minh xâm chiếm nước ta, ông nhặt được thanh gươm Thuận Thiên. Thanh gươm đó chính là gươm thần Long Quân cho nhà vua mượn để đánh giặc. Nhờ có gươm thần, vua đánh đâu thắng đấy, đuổi sạch bóng quân Minh khỏi bờ cõi và lên ngôi năm 1428.

Trong một lần khi vua Lê Lợi dạo thuyền tản mạn trên Hồ Tả Vọng, chợt Rùa Vàng nổi lên và đòi lại gươm thần cho Long Quân. Vua trả gươm rồi Rùa Vàng ngậm gươm lặn mất. Từ đó vua đổi tên hồ thành Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm và cái tên này được sử dụng đến tận ngày nay.

Top 5 địa điểm check in  ở Hồ Gươm

Check-in với Tháp Rùa Hồ Gươm

Check in tháp rùa

Tháp Rùa Hồ Gươm ở đâu? Đây là công trình cổ kính nằm trên đảo Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. Công trình được xem là biểu tượng của Hồ Gươm với kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp cổ điển, rêu phong. Đến thăm hồ Hoàn Kiếm, bạn đừng quên check-in Tháp Rùa với khung cảnh lãng mạn xung quanh để lưu giữa những bức ảnh kỷ niệm về danh thắng nổi tiếng này.

Check-in cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn

Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là 2 điểm đến tiếp theo được nhiều người lựa chọn tham quan khi đến Hồ Gươm. Nằm trên đảo Ngọc giữa hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn sở hữu kiến trúc độc đáo và không gian trang nghiêm, thanh tịnh. Để đến viếng đền ở Hồ Gươm, bạn sẽ đi qua cầu Thê Húc. Chiếc cầu nối từ bờ hồ đến đền Ngọc Sơn với màu sơn đỏ và thiết kế uốn cong mềm mại tựa như dải lụa mềm vắt qua mặt hồ xanh biếc.

Tham quan Hồ Gươm

Hồ Gươm không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng và còn bởi những địa danh gắn liền với dấu ấn lịch sử của hồ. Hãy cùng BestPrice khám phá những địa điểm không thể bỏ qua xung quanh Hồ Gươm nhé!

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc nằm giữa hồ, là nơi thờ thần Văn Xương và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Ngôi đền mang nét kiến trúc độc đáo kết hợp của Phật Giáo, Nho Giáo và Đạo Giáo, đại diện cho văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nội. Nối liền Đền Ngọc Sơn với bờ hồ là Cầu Thê Húc bằng gỗ màu đỏ nổi bật, dáng cong như hình con tôm. Đứng trên cầu bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh hồ và chụp những tấm hình thật đẹp.

Tháp Rùa

Tháp Rùa tọa lạc trên Đảo Rùa giữa hồ, được xây để tưởng nhớ sự tích Rùa Vàng đòi gươm thần. Ngọn tháp gồm 3 tầng, tầng 1 và tầng 2 đều có 5 cửa, tầng 3 chỉ mở một cửa mặt phía Đông, bên trên cửa khắc chữ Quy Sơn Tháp (tháp núi rùa). Tháp Rùa cổ kính trăm năm tuổi này đã trở thành biểu tượng từ lâu đời của Hồ Gươm.

Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Đây là một trong những nhà hát múa rối nước lâu đời nhất và còn hoạt động cho đến ngày nay. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng những màn trình diễn rối nước đặc sắc mà còn có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc Việt. Nhà hát mở cửa tất cả các ngày trong tuần, vé vào xem múa rối dao động từ 60.000 - 100.000đ.

Vườn hoa Lý Thái Tổ

Vườn hoa Lý Thái Tổ (còn có tên gọi khác là vườn hoa Chí Linh) nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, là nơi đặt tượng đài vua Lý Thái Tổ. Không gian vườn hoa rất thoáng đãng, thường xuyên diễn ra nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của thành phố. Đây cũng là điểm đến yêu thích của du khách cũng như người dân địa phương vào mỗi buổi chiều.

Khu di tích tượng đài vua Lê

Khu di tích tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm ở số 18 Lê Thái Tổ, được xây dựng vào cuối thế kỉ 19 trên khu vực đền thờ cũ. Tượng cao 12m được đúc bằng đồng, đặt trên một trụ đá cao nhìn ra phía hồ. Ở phía trước tượng là nhà phương đình xây gạch với hai tầng mái.

Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh

Tượng đài được khởi công xây dựng từ năm 2004 với hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc quân và cô gái Hà Thành trong trang phục truyền thống ở tư thế chiến đấu – thể hiện tinh thần dũng cảm, bất khuất của quân và dân thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

Phố đi bộ Hồ Gươm

Phố đi bộ đã trở thành hình ảnh gắn liền với Hồ Gươm, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước cũng như người dân địa phương vào mỗi dịp cuối tuần.

Phố đi bộ mở cửa từ 6h chiều thứ 6 đến hết ngày Chủ Nhật hàng tuần, kéo dài qua hầu hết các con phố cổ xung quanh hồ Gươm. Nơi đây hội tụ đủ các hoạt động mua bán, vui chơi giải trí, nghệ thuật. Nếu cuối tuần bạn chưa biết đi đâu thì phố đi bộ là một gợi ý sẽ không làm bạn thất vọng. Dạo một vòng quanh hồ, bạn hãy thử hòa vào cùng một nhóm chơi đá cầu, nhảy dây, thưởng thức những màn trình diễn nhảy hay ca hát đặc sắc, ghé qua một vài quầy hàng lưu niệm rồi ăn kem ở phố Tràng Tiền. Tất cả những trải nghiệm thú vị này chắc chắn sẽ khiến bạn muốn quay trở lại đây thêm rất nhiều lần nữa đó.

Đến Hồ Gươm Hà Nội bằng cách nào?

Vì Hồ Gươm nằm ngay tại trung tâm Hà Nội nên du khách sẽ rất dễ dàng để di chuyển đến đây. Bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như xe buýt, taxi hay xe cá nhân.

Xe bus

BestPrice cung cấp một số tuyến xe bus đi qua Hồ Gươm để bạn tham khảo:

Điểm dừng bãi đỗ xe bờ hồ: có xe 09, 14
Điểm dừng Bưu điện thành phố Hà Nội: có xe 08, 09, 31, 36
Điểm dừng ngã 3 Lê Thái Tổ, Hàng Trống: có xe 09, 31, 36
Điểm dừng số 15 Đinh Tiên Hoàng: có xe 36
Điểm dừng ngân hàng nhà nước Việt Nam: có xe 04, 11, 18, 23, 34, 40
Điểm dừng cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội: có xe 04, 08, 11, 18, 23, 40
Taxi

Bạn có thể lựa chọn một số hãng taxi uy tín để di chuyển đến Hồ Gươm như: Taxi Mai Linh, taxi Thành Công, taxi Thủ Đô,...

Xích lô cũng là một gợi ý tuyệt vời nếu bạn muốn thư thái tham quan quanh Hồ Gươm. Tuy nhiên bạn nhớ thương lượng giá trước để tránh tình trạng chặt chém.

Đi Hồ Gươm gửi xe ở đâu?

Gửi xe Hồ Gươm ở đâu? Gợi ý cho bạn một số địa điểm có thể gửi xe cá nhân để đi bộ đến Hồ Gươm.

Đối với xe ô tô: Hàng Bài (đối diện Tràng Tiền Plaza), Nhà thờ, Hàng Trống, Bát Đàn, Phạm Ngũ Lão, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ, Trần Nhật Duật, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Cổ Tân.
Đối với xe máy, xe đạp:
Phố Hai Bà Trưng: Trước các nhà số 1 - 3, số 5, số 7 - 9, số 11, 15, 17, 28 - 32, 35, 38A, 22B, 23L, 23K, 23T, 29F, 37, 38, 40, 41, 44, 48, 54 (Bộ Công Thương) và phố Tràng Tiền Plaza (phố Hai Bà Trưng)
Phố Quang Trung: Tường rào thư viện Quốc gia và các số nhà 2E - 2D - 3C; số 3 (Viện Dược Liệu); bên chẵn phố Hàng Bài (Hai Bà Trưng - Lý Thường Kiệt)
Phố Ngô Quyền: Số 1B (Công đoàn GTVT Hà Nội); số 2 - 4 - số 6 - số 8 (Bộ Lao động, Thương Binh và Xã Hội), số 12 - số 14 - số 16 - số 18 - 20 - số 18D
Phố Lý Thái Tổ: Hè phố Lý Thái Tổ (27 - 27B), số 34 - số 36 - số 51, trước nhà 55 - 57; trước nhà 58 - 60; 61 Lý Thái Tổ và Lý Đạo Thành; Vườn hoa Diên Hồng (ở mặt phố Lý Thái Tổ); hè phố Lý Thái Tổ (khách sạn Điện Lực)
Phố Lê Phụng Hiểu: Số 11
Phố Bà Triệu: Số 28 - 34 bên lề đường Hàng Gai (từ số 58 - 50; từ số 19 - 90)

Những kinh nghiệm khi đi tham quan Hồ Gươm

Theo cẩm nang du lịch Hà Nội, để có một chuyến tham quan phố cổ Hà Nội thật trọn vẹn thì bạn hãy bỏ túi một vài kinh nghiệm sau đây nhé:

- Địa điểm lưu trú xung quanh Hồ Gươm: nằm ở trung tâm của Hà Nội và là địa điểm du lịch nổi tiếng nên hệ thống nhà nghỉ, khách sạn ở đây rất đa dạng, phong phú, đầy đủ từ bình dân đến cao cấp. Vì thế nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn địa điểm lưu trú phù hợp với nhu cầu của mình. Một số khách sạn bạn có thể tham khảo: Golden Time Hostel 3, BC Family Homestay, Rising Dragon Villa Hotel,...

- Ăn gì ngon quanh Hồ Gươm/Hồ Gươm? Bên cạnh những điểm tham quan du lịch, Hồ Gươm hay khu phố cổ được mệnh danh là thiên đường ẩm thực dành cho các tín đồ ăn uống. BestPrice sẽ gợi ý giúp bạn một vài món ăn nhất định phải thưởng thức khi đến đây như: kem Tràng Tiền, ốc luộc phố Đinh Lễ, bún chả Hàng Buồm, bún đậu Hàng Khay, bún thang Cầu Gỗ, chè bốn mùa Hàng Cân,...

- Mua sắm xung quanh Hồ Gươm: BestPrice gợi ý cho bạn một số địa điểm bạn có thể mua đồ kỉ niệm hay mua quà tặng bạn bè như: chợ Đồng Xuân, hàng Đào, phố Đinh Lễ (mua sách), hàng Ngang,...

Với những thông tin mà BestPrice cung cấp, chắc hẳn bạn đã có đủ hành trang để bắt đầu một hành trình tham quan Hồ Gươm đầy thú vị rồi đúng không? Vậy thì còn chần chờ gì mà không xách balo lên và đi du lịch Hà Nội ngay thôi nào!



source https://studiochupanhdep.com/ho-guom-o-dau_698.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa điểm chụp ảnh hoa bằng lăng ở Hà Nội

Chụp ảnh xe hoa mùa thu đường Hoàng Diệu